Bất kỳ ai đã có cơ hội đến với đất nước Ý xinh đẹp chắc hẳn không thể bỏ qua tháp nghiêng Pisa – một tòa tháp chuông tại thành phố Pisa được khởi xây năm 1173. Ngay trong quá trình đang xây dựng, tòa tháp đã bắt đầu nghiêng vì lún. Để ổn định cấu trúc tháp không tiếp tục bị nghiêng hay nguy hiểm, một số biện pháp địa kỹ thuật đã được thực hiện và giúp tháp nghiêng vẫn giữ nguyên được hiện trạng đến ngày này. Với những người đam mê nghệ thuật hay ngay cả những người đến ngắm vì vẻ đẹp của nó cũng chưa hẳn đã biết hết được sự thú vị đằng sau chiếc tháp nghiêng tại đất nước Ý xinh đẹp. Vậy hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về thực nghiệm tháp nghiêng Pisa đã lật ngược lý thuyết của nhà khoa học Hy lạp cổ đại nào nhé!
Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi thực nghiệm tháp nghiêng Pisa đã lật ngược lý thuyết của nhà khoa học Hy lạp cổ đại nào?
Lí giải vì sao tháp Pisa lại nghiêng?
Giải thích cho thực nghiệm tháp nghiêng Pisa đã lật ngược lý thuyết của nhà khoa học Hy lạp cổ đại nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu vì sao Pisa lại nghiêng nhé!
Có một sự thú vị không phải ai cũng biết chính là tháp nghiêng Pisa không hề bị nghiêng ngay từ khi bắt đầu xây dựng mà do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như địa chất, xây dựng,…khiến tháp ngày càng nghiêng. Tháp nghiêng Pisa được bắt đầu vào năm 1173. Sau 5 năm xây dựng, tháp chuông đã hoàn thành được 3 trong tổng số 8 tầng như bản thảo.
Tuy nhiên, tòa tháp bắt đầu nghiêng dần về phía bắc cho đến khi hoàn thành heets 8 tầng tháp cùng sự nỗ lực của các kiến trúc sư hàng đầu. Mỗi năm trôi qua, Pisa lại “ngả mình” thêm một chút. Điều này cũng khiến nhiều người lo sợ rằng tòa tháp sẽ sụp đổ bất kỳ lúc nào và sẽ gây nguy hiểm cho người đến thăm quan
Dù có một độ nghiêng kỳ lạ nhưng Pisa vẫn luôn đứng vững ở nước Ý xinh đẹp suốt 800 năm nay. Pisa nghiêng dần theo gian có thể là do đặc điểm địa hình thành phố Pisa vốn là nơi có nền đất mềm và thành phần chính là đất sét, cát, bùn. Bên cạnh đó, một phần có thể là do sự tính toán thiếu chính xác về đất nền, độ lún của những nhà kiến trúc sư khi bắt đầu thi công Pisa
Lý thuyết của nhà khoa học Hy Lạp cổ đại nào đã bị lật ngược bởi thực nghiệm tháp nghiêng Pisa
Thực nghiệm tháp nghiêng Pisa đã lật ngược lý thuyết của nhà khoa học Hy lạp có tên Aristoteles
Chúng ta đều biết đến Galileo Galilei (15/2/1564 – 8/1/1642), là một nhà thiên văn học, vật lý, toán học và triết học người ý. Chính thực nghiệm của Galileo đã lật ngược lý thuyết của nhà khoa học Hy Lạp cổ đại.
Khi Galileo còn trẻ, những người cùng thời với ông đã tóm tắt ý tưởng của nhà khoa học Hy Lạp cổ đại Aristotle về hiện tượng rơi của sự vật là: “Có hững đích đến mà theo tự nhiên tất cả mọi vật đều tìm tới, như là: những thứ nặng đi xuống, lửa thì đi lên và sông thì đi ra biển”. Theo đó, bản chất của sự rơi theo Aristotle là những vật nặng tìm đến vị trí tự nhiên của mình nhanh hơn so với những vật nhẹ
Nhưng với Galileo lại khác, ông cho rằng nếu không tính đến lực cản không khí thì một vật thể sẽ rơi theo tốc độ tỉ lệ thuận với trọng lượng riêng của nó. Thực nghiệm của Galileo hay cũng chính là thực nghiệm tháp nghiêng Pisa, ông đã thả các quả cầu có khối lượng khác nhau từ các tầng của tòa tháp Pisa. Ông nhận thấy rằng quả cầu nặng đã chạm đất trước nhưng chỉ sớm hơn một chút. Bỏ qua sự khác biệt về sức cản của không khí lên các quả nặng và nhẹ, cả hai quả cầu gần như đã đạt đến tốc độ như nhau. Đây cũng chính là điều khiến Galileo ngạc nhiên và nó hoàn toàn ngược lại với lý thuyết về sự rơi của Aristotle. Có một điểm mà Galileo đã nhận ra chính là: khi thả hai quả cầu (một nặng, một nhẹ), quả cầu nhẹ luôn bắt đầu sự rơi nhanh hơn quả cầu nặng nhưng thật ngạc nhiên là quả cầu nặng ngay lập tức đã đuổi kịp tốc độ rơi của quả cầu nhẹ. Nghe thật khó hiểu phải không các bạn?
Sau thực nghiệm đã làm với hai quả cầu, Galileo chính thức trở thành thách thức chân chính đầu tiên đối với hệ tư tưởng của Aristotle về hiện tượng rơi của sự vật. Đồng thời, thực nghiệm của Galileo đã truyền cảm hứng cho các nhà khoa học sau này rằng: chúng ta chỉ có thể rút ra kiến thức khoa học từ những quy luật khách quan tự nhiên của sự vật chứ không phải phụ thuộc vào niềm tin
Còn chờ gì nữa mà chúng ta không xách balo lên và đi đến thành phố Pisa của nước Ý xinh đẹp và ngắm nhìn tháp nghiêng Pisa
Năm 1990, độ nghiêng đã lên tới 5,5 độ, chênh lệch mặt phẳng giữa chân tháp và đỉnh tháp là 4,6m. Ban quản lý lo sợ rằng, tòa tháp có thể đổ bất kỳ lúc nào và sẽ gây nguy hiểm cho những người tới tham quan. Chính vì lẽ đó, các kiến trúc sư hàng đầu nước Ý cũng như các nước khác đã bắt tay vào để tu sửa và gia cố để tòa tháp hạn chế bị đổ thêm
Sau khi được gia cố bởi những kiến trúc sư hàng đầu, Pisa đã bớt nghiêng lại khoảng 4m. Đây là số liệu được đến năm 2018
Thực nghiệm tháp nghiêng Pisa đã lật ngược lý thuyết của nhà khoa học Hy lạp cổ đại cho chúng ta biết thêm nhiều điều thú vị về hiện tượng vật lý.
Cuối cùng chúng ta cũng tìm được câu trả lời chính xác cho câu hỏi thực nghiệm tháp nghiêng Pisa đã lật ngược lý thuyết của nhà khoa học Hy lạp cổ đại nào? Đó chính là thực nghiệm giữa Galileo và Aristotle . Đồng thời, thông qua thực nghiệm của Galileo chúng ta đã hiểu rõ hơn về hiện tượng rơi của sự vật.
Dù có là thực nghiệm nào đi chăng nữa thì chúng ta hãy đến thăm tháp nghiêng Pisa tại nước Ý xinh đẹp một lần để ngắm nhìn hết vẻ đẹp cổ điển pha hiện đại cũng như ngắm nhìn độ nghiêng của nó nhé!