Có thể nói thống kê hải quan là hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của một quốc gia, là một trong những nhiệm vụ chính của ngành Hải quan. Những thông tin này góp phần rất lớn trong việc hoạch định chính sách và phục vụ điều hành, quản lý vĩ mô nền kinh tế của chính chủ Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, cùng nhiều bộ ngành chính phủ khác. Vậy thống kê hải quan nước ta trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2021 này như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Số liệu thống kê hải quan sơ bộ mới nhất 6 tháng đầu năm 2021
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan giai đoạn 6 tháng đầu năm 2021, tổng thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất, nhập khẩu của ngành hải quan cho đến ngày 27/6 đạt 191.099 tỷ đồng đạt 60,7% dự toán được giao và bằng 57,7% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2020, đây là một kết quả rất tốt khi nước ta phải đối mặt với ảnh hưởng của COVID-19.
Tình hình xuất khẩu
Hoa kỳ và Trung quốc là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta với nhiều mặt hàng khác nhau, bao gồm:
- Mặt hàng sắt thép và kim loại thường các loại đạt 5,7 tỷ USD, tăng 47,2% tương đương 4.200 tỷ đồng.
- Ô tô nguyên chiếc các loại đạt 65,7 nghìn chiếc, tăng 78% về lượng, trị giá đạt 1,49 tỷ USD, tăng 87% về trị giá tăng thu 6.200 tỷ đồng.
- Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng các loại đạt 10,65 tỷ USD, tăng 26,1%, làm tăng thu 6.000 tỷ đồng.
- Nhóm hàng chất dẻo và nguyên phụ liệu đạt 3,9 tỷ USD, tăng 41,48%, làm tăng thu 3.000 tỷ đồng.
Đặc biệt, giá dầu thô trên thế giới đã tăng lên gần 70 USD/1 thùng dẫn đến trị giá xăng dầu nhập khẩu các loại tăng và đạt 1,45 tỷ USD, tăng 53% về trị giá, đạt 2,73 triệu tấn, tăng 20% về lượng, làm tăng thu khoảng 2.500 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020.
Tỉ lệ tăng trưởng từ báo cáo trên cho thấy, những tín hiệu tích cực từ hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021 mặc dù đại dịch diễn ra phức tạp đồng thời cho thấy sự thích ứng của nền kinh tế nước nhà khi đối mặt với đại dịch.
Tình hình nhập khẩu
Nhờ sự mở rộng của các hoạt động sản xuất đã thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, khiến hoạt động nhập khẩu có sự gia tăng mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2021 , kim ngạch nhập khẩu hàng hóa nước ta tính riêng trong tháng 6.2021 ước tính đạt 27,5 tăng 33,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 27,4% còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 37,2%.
Nhìn chung 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 53,6 tỷ USD, tương đương tăng 53,6% so với cùng kỳ năm trước.
Các doanh nghiệp trong nước đang khai thác hiệu quả các lợi thế từ hiệp định FTA song phương và đa phương, trong đó có Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) đang mang lại nhiều lợi thế giúp các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa của mình vào thị trường EU. Dự báo hoạt động xuất nhập khẩu sẽ có nhiều khởi sắc trong thời gian tới khi mà các hiệp định thương mại tự do đang dần được thực thi và hoạt động một cách hiệu quả.
Tuy nhiên để hoạt động xuất khẩu thực sự bền vững các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến trong nước cần phải liên tục đổi mới, doanh nghiệp cần có bước chuyển đổi mạnh về chất lượng sản phẩm, cơ cấu ngành hàng và đổi mới quy trình xúc tiến thương mại cho phù hợp với tình hình mới, như vậy mới có thể tận dụng hiệu quả được các thuận lợi mà hiệp định thương mại mang lại.
Những mục tiêu cần đạt được để cải thiện các thông số thống kê hải quan của nước ta
Đầu tiên cần bám sát và thực hiện các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, tiếp đến là đưa ra nhiều giải pháp cả về tài chính, tiền tệ lẫn thông tin thị trường, đẩy mạnh cơ cấu lại ngành hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp trong nước.
Tăng cường vai trò và hiệu quả hoạt động của các cơ quan đại diện thương mại, của các hiệp hội ngành nghề trong xúc tiến thương mại, tăng cơ hội kinh doanh và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp. Đẩy mạnh tuyên truyền và ban hành các văn bản hướng dẫn nhằm tận dụng các cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư từ các hiệp định tự do thương mại mà chúng ta vừa ký kết.
Theo thống kê hải quan thì tình hình xuất nhập khẩu của nước ta đang có nhiều chuyển biến tốt, điều này phần lớn nhờ vào sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Chính phủ, Bộ Tài chính cùng với quyết tâm thực hiện mục tiêu kép: Phòng, chống dịch Covid-19 đồng thời vẫn tạo thuận lợi thương mại. Tổng cục Hải quan đã chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch tập trung tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu nghiệp vụ và đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường kỷ luật, kỷ cương… Qua đó, đạt được kết quả tích cực trên các mặt công tác trọng tâm.