Hiện nay do sự phát triển không ngừng của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà nhiều người đã tự thành lập cho mình những công ty, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực để phù hợp với sự phát triển của xã hội. Thay vì thành lập những công ty, doanh nghiệp lớn, nhiều người đã lựa chọn xây dựng doanh nghiệp siêu nhỏ. Vậy chúng ta hiểu thế nào là doanh nghiệp siêu nhỏ? Mô hình này có gì đặc sắc mà nhiều người lại lựa chọn đến thế và đâu là những tiêu chí để có thể xác định được về các kiểu doanh nghiệp như thế này. Để giải đáp những thắc mắc trên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong trong bài viết hôm nay nhé!
Hiểu thế nào là doanh nghiệp siêu nhỏ?
Chắc hẳn nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi thế nào là doanh nghiệp siêu nhỏ phải không nào. Các bạn có thể hiểu, doanh nghiệp siêu nhỏ là những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như nông – lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng có số người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội bình quân/năm với tổng số là không quá 10 người và tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp cũng không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng số vốn bỏ ra không quá 3 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, những doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng sẽ có số người tham gia lao động, đóng bảo hiểm xã hội không quá 10 người và tổng doanh thu hàng năm cũng không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn số cũng sẽ không quá 3 tỷ đồng.
Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực như nông – lâm nghiệp, công nghiệp, hải sản,…. Thì sẽ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội <100 người đồng thời tổng doanh thu hàng năm cũng sẽ không >50 tỷ đồng hoặc có tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng.
Tìm hiểu những tiêu chí để xác định, phân loại doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa là gì?
Hiện nay, theo pháp luật quy định, có 3 tiêu chí chính để có thể xác định, phân loại doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa gồm:
Thứ nhất là tiêu chí liên quan đến số lao động tham gia BHXH bình quân/năm. Có thể thấy, số lao động tham gia BHXH được tính là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp nắm quyền quản lý, sử dụng, trả lương, trả công tham gia BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH.
Số lao động tham gia BHXH bình quân/năm sẽ được tính bằng tổng số lao động tham gia BHXH của năm, sau đó chia cho số tháng trong năm và được xác định thông tin dựa trên chứng từ nộp BHXH của năm trước liền kề mà doanh nghiệp đã nộp cho cơ quan BHXH.
Công thức như sau:
Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp này mới thành lập và thời gian hoạt động <1 năm thì số lao động tham gia BHXH bình quân sẽ được tính bằng tổng số lao động tham gia BHXH của các tháng hoạt động chia cho số tháng mà những người đó đã hoạt động.
Công thức như sau:
Tiêu chí thứ hai là dựa trên tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Nhà nước cũng như các cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa trên mức tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp và được xác định trên báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp đó đã nộp cho cơ quan quản lý về thuế.
Ngoài ra, xét trong trường hợp doanh nghiệp mới thành lập và thời gian hoạt động <1 năm hoặc >1 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp có thể căn cứ vào tổng nguồn vốn của doanh nghiệp để xác định.
Tiêu chí cuối cùng chính là xác định tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ được xác định trong bảng cân đối kế toán được thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp đó đã thực hiện nghĩa vụ nộp cho cơ quan lý thuế.
Xét trong trường hợp doanh nghiệp đó có thời gian hoạt động <1 năm thì tổng nguồn vốn sẽ được xác định dựa trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đã đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ với những cơ quan có thẩm quyền.
Cần thực hiện xác định, kê khai doanh nghiệp siêu nhỏ như thế nào?
Căn cứ pháp ký tại Điều 11 Nghị định 39/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể căn cứ vào mẫu quy định có tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định để có thể tự xác định cũng như kê khai quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ để thực hiện nộp cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Trong trường hợp doanh nghiệp tự phát hiện kê khai không đúng với quy mô trên thực tế thì doanh nghiệp cần nghiêm chỉnh chấp hành việc kê khai lại. Bên cạnh đó, việc kê khai lại cần được thực hiện trước giai đoạn doanh nghiệp hưởng nội dung hỗ trợ trong giai đoạn mới thành lập.
Nếu trong trường hợp doanh nghiệp cố ý kê khai thiếu trung thực về quy mô của doanh nghiệp mình với mong muốn hưởng phần hỗ trợ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đồng thời thực hiện nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ kinh phí, chi phí liên quan mà doanh nghiệp đã được nhận hỗ trợ của nhà nước.
Như vậy, bài viết hôm nay đã gửi đến cho các bạn những thông tin hữu ích liên quan đến thế nào là doanh nghiệp siêu nhỏ. Các bạn có thể hiểu doanh nghiệp siêu nhỏ là những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như nông – lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại,… với mỗi ngành nghề, doanh nghiệp cũng sẽ có những yêu cầu khác nhau liên quan đến người lao động tham gia BHXH, tổng doanh thu, nguồn vốn. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã gửi đến bạn ba tiêu chí để xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa. Ngoài ra, chúng tôi cũng giúp bạn hiểu thế nào về xác định, kê khai doanh nghiệp siêu nhỏ và nếu xảy ra sai phạm trong quá trình kê khai, doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước các cơ quan có thẩm quyền. Hy vọng qua bài viết hôm nay, các bạn đã hiểu thêm về doanh nghiệp siêu nhỏ nói riêng và các công ty nói chung.