Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã có quy định cụ thể . Quốc hội khóa XIV thông qua Luật sửa đổi ghi rõ một số điểm mới về hình thức lao động này. Các doanh nghiệp, cá nhân nên tìm hiểu kỹ khi lựa chọn xuất khẩu lao động.
Đơn vị được phép đưa người Việt đi làm việc tại nước ngoài
Luật mới gồm có 8 Chương, 74 Điều. Hiệu lực thực hiện bắt đầu từ ngày 01/01/2022. Theo đó, có bổ sung thêm các điều có liên quan tới các thỏa thuận quốc tế. Đơn vị sự nghiệp có nhiệm vụ đưa người đi nước ngoài là: Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Bộ, cơ quan Chính phủ đưa người đi nước ngoài nếu liên quan tới thỏa thuận quốc tế
Điều cấm trong Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Trong Điều 7 của Bộ luật có ghi rõ các hình thức bị cấm khi đưa người Việt xuất khẩu lao động. Nếu đơn vị vi phạm một trong các điều này sẽ bị xử phạt theo đúng quy định.
Cung cấp thông tin sai lệch về công việc
Tại Điều 7 có quy định rõ cấm các hình thức quảng cáo sai sự thật về công việc. Đặc biệt là các thủ đoạn lợi dụng lòng tin để lừa đảo người lao động. Việc lợi dụng tuyển dụng để thực hiện hành vi mua bán người đều phải chịu sự trừng phạt của Pháp luật.
Phân biệt đối xử với người lao động
Nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử với người lao động. Đặc biệt là hình thức phân công công việc không rõ ràng. Đẩy họ vào tình trạng bị bóc lột sức lao động trái phép.
Thu tiền dịch vụ không đúng quy định
Nghiêm cấm các hành vi thu tiền trái với quy định trong hợp đồng ban đầu. Người lao động có quyền lên tiếng và ngăn chặn các hành vi này. Nhằm đảm bảo sự công bằng khi đưa người đi lao động nước ngoài.
Thu phí người lao động trái quy định sẽ bị xử lý theo Luật
Ở lại nước ngoài mà không có sự cho phép
Trong Luật có bổ sung điều cấm lao động tự ý ở lại nước ngoài khi chưa cho phép. Đều này không chỉ trái luật Lao động mà còn vi phạm vào Luật cư trú của nước bạn. Khi đó, người lao động sẽ phải chịu mức phạt của chính quyền sở tại.
Chấm dứt hợp đồng đột ngột trước thời hạn
Luật nghiêm cấm việc tự ý chấm dứt hợp đồng lao đồng. Nếu một trong hai bên tự ý thực hiện nếu không có lý do chính đáng thì đều phải đền bù theo thỏa thuận trước đó. Lao động trước khi xuất khẩu nên tìm hiểu kỹ về vấn đề này để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Bổ sung thêm quy định về khu vực cấm khi lao động nước ngoài
Tại Khoản 12 Điều 3 trong Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có bổ sung thêm quy định về khu vực cấm. Bên tuyển dụng và người lao động cần phải nắm rõ để đảm bảo an toàn, quyền lợi của mình.
- Khu vực xảy ra chiến sự hoặc đang có nguy cơ chiến tranh.
- Khu vực nhiễm dịch bệnh nguy hiểm.
- Khu vực nhiễm xạ.
- Khu vực đang bị nhiễm độc.
Bổ sung quy định về vốn hoạt động của Doanh nghiệp
Đơn vị được cấp Giấy phép đưa người đi lao động phải có vốn từ 5 tỷ đồng. Theo đó, người đại diện pháp luật yêu cầu phải có 5 năm kinh nghiệm. Cơ sở vật chất đáp ứng chất lượng giáo dục, sinh hoạt cho người lao động trước khi sang nước ngoài.
Người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
Quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đã được ghi rõ. Khi người lao động bị ngược đãi, hoặc bị quấy rối tình dục thì họ có quyền chấm dứt hợp đồng. Cùng các bằng chứng cụ thể họ sẽ không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bị ngược đãi người lao động có thể chấm dứt hợp đồng
Hỗ trợ việc làm sau khi về nước
Một điểm mới trong Luật có bổ sung đó là vấn đề việc làm cho lao động về nước. Các đơn vị Doanh nghiệp sẽ kết nối và giới thiệu họ với các công việc phù hợp. Nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho các đối tượng lao động sau khi kết thúc hợp đồng.
Trên đây là các điểm mới trong Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Hy vọng sẽ góp phần giúp Doanh nghiệp và người lao động hiểu rõ hơn. Tạo điều kiện để họ có thể an tâm khi bước đến một môi trường mới.