Như chúng ta đã biết, đối với học sinh cuối cấp 2, môn Toán luôn là môn trọng điểm trong chương trình thi chuyển cấp lên cấp 3. Những việc ôn luyện bộ môn này như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất thì không phải học sinh nào cũng biết. Hiểu được điều này chúng tôi xin chia sẻ tới các em kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn Toán cực hay và hiệu quả dưới đây.
Các chủ đề trọng tâm ôn thi vào lớp 10 môn toán
Thực tế, đề thi môn toán vào lớp 10 ở các tỉnh thành trên cả nước dao động từ khoảng 5 đến 10 câu và thường khoảng 6 đến 8 câu hỏi. Nếu như số câu hỏi ít, thì mỗi câu hỏi sẽ có nhiều ý nhỏ. Ngược lại nếu như số câu hỏi nhiều thì mỗi câu chỉ từ khoảng 1 đến 2 ý nhỏ. Mặc dù vậy, số câu hỏi bất kỳ là bao nhiêu thì nội dung các câu hỏi cũng xoay quanh 16 chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn toán trải đều trong 2 phần đại số và hình học.
Một số chủ đề chính phải kể đến như:
- Bài toán về rút gọn biểu thức chứa căn và các bài toán liên quan.
- Chủ đề về giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình.
- Giải phương trình chứa căn và, hệ phương trình đại số.
- Các bài toán liên quan đến phương trình bậc hai và ứng dụng hệ thức Vi Et.
- Chủ đề về đồ thị hàm số bậc hai.
- Bài toán về bất đẳng thức, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số.
- Một số chuyên đề hình học liên quan đến tứ giác nội tiếp, hệ thức lượng trong tam giác vuông.
Cấu trúc đề thi môn Toán vào lớp 10 phổ biến
Việc nắm chắc cấu trúc ra đề là cách tốt nhất để các bạn học sinh đưa ra chiến thuật làm bài hợp lý. Từ đó, giúp tận dụng tối đa thời gian làm bài thi của mình. Đối với môn Toán, cấu trúc đề thi qua từng năm không có quá nhiều thay đổi và sự khác biệt giữa các tỉnh thành cũng không quá nhiều. Thường đề thi sẽ có 5 câu gồm:
Bài 1 (khoảng 2 điểm): Bài toán sẽ liên quan đến biểu thức chứa căn bậc 2 (rút gọn, tính giá trị, giải phương trình, bất phương trình, tìm max và min…).
Bài 2 (khoảng 2 điểm): Dạng bài này bạn sẽ giải bài toán (hình học, thực tế) bằng cách lập phương trình, hệ phương trình. Học sinh thường sẽ đặt 1 ẩn để quy về phương trình bậc 2 hoặc đặt 2 ẩn để quy về hệ phương trình.
Bài 3 (khoảng 2 điểm): Giải hệ phương trình (quy về bậc 1 theo 2 ẩn), bài toán hàm số bậc 2 và phương trình bậc 2. Bài này thường sẽ có 1 ý phân hóa (0.5 điểm).
Bài 4 (khoảng 3.5 điểm): Bài hình học về chứng minh tứ giác nội tiếp, biểu thức liên quan, độ dài đoạn thẳng, tính góc, khoảng cách và tìm quỹ tích. Bài này thường sẽ có 4 ý gồm 3 ý đầu nâng dần độ khó và chưa phân hóa mạnh (mỗi ý 1 điểm). Câu hỏi phân hóa sẽ nằm ở ý thứ 4 (0.5 điểm) trong đề thi.
Bài 5 (khoảng 0.5 điểm): Bài này thường yêu cầu học sinh giải phương trình, bất phương trình, chứng minh bất đẳng thức, tìm max và min. Đây chính là câu khó nhất của đề, học sinh hay gọi vui là “câu điểm 10”
Kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn toán đạt kết quả cao
Có lẽ khá nhiều học sinh băn khoăn làm thế nào để ôn thi môn Toán hiệu quả, đạt điểm số tối đa? Nếu vậy bạn đừng bỏ lỡ kinh nghiệm ôn thi vào lớp s10 môn toán sau đây.
Tự ôn luyện kiến thức cơ bản
Đây chính là cách rèn luyện tư duy độc lập, nâng cao hiệu quả học tập và làm giàu tri thức cho bản thân. Thực tế đã chứng minh rằng, hầu hết những học sinh đỗ điểm cao, thậm chí đỗ thủ khoa trong các kỳ thi đều dành phần lớn thời gian tự họ và tự ôn thi sau khi học tập chuyên sâu kiến thức.
Mặc dù vậy, không phải cứ ngồi vào bàn học càng lâu càng tốt, mà quan trọng là phải tập trung. Vì thế, bạn hãy phân chia thời gian học các môn trong ngày hợp lý. Đặc biệt, cần xen kẽ việc học với thời gian thư giãn, giải trí.
Học đến đâu nắm chắc các kiến thức đến đó
Thêm một kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn Toán hiệu quả là trong quá trình ôn tập cần chú ý hệ thống lại phần kiến thức đã học sao cho “ôn đến đâu đảm bảo chắc đến đó”. Trong đó, phần nào, bài tập nào sức mình làm được thì ôn thật kỹ, để khi đi thi chắc chắn sẽ có điểm
Bám sát kiến thức cơ bản
Việc nắm chắc kiến thức cơ bản, những định nghĩa được xem là một bí quyết ôn thi hiệu quả để học sinh triển khai đề cương ôn tập đúng với trọng tâm, không lan man và quá tải.
Lựa chọn và sắp xếp thời gian ôn thi hợp lý
Để ôn thi vào lớp 10 môn toán hiệu quả thfi bạn nên chọn và phân bổ thời gian ôn thi hợp lý . Từ đó, giúp quá trình tự ôn thi đạt hiệu quả cao và làm cho trí óc bớt căng thẳng.
Kinh nghiệm để ôn thi hiệu quả là buổi tối nên bắt đầu học từ 19 giờ tới 22 giờ thì đi ngủ. Buổi sáng, bạn nên thức dậy vào khoảng 5 giờ và học đến 6 giờ thì nghỉ. Đây chính là hai mốc thời gian quan trọng mà các bạn dễ tự bổ sung kiến thức nhất.
Đối với thời gian còn lại trong ngày, nếu học không vào thì nhất thiết các em phải thay đổi địa điểm. Vì thế, bạn có thể tìm những nơi yên tĩnh để học hoặc dạo chơi cho khuây khỏa, sau đó về học tiếp.
Thường xuyên luyện các đề thi từ năm trước
Nhận thấy, đề thi chứa các nội dung kiến thức đầy đủ và tổng quát nhất. Do đó, luyện đề thi của các năm trước là bí quyết ôn thi hiệu quả nhất. Bởi vì học sinh không những nắm được các kiến thức đã học, bổ sung những kiến thức còn thiếu mà còn sẽ nắm bắt được các thủ thuật làm bài thi sao cho nhanh và chính xác nhất. Đây cũng chính là cách rèn luyện sự tự tin trước mỗi kỳ thi.
Mong rằng qua bài viết trên các bạn sẽ rút ra được những kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn toán. Từ đó, lên kế hoạch học tập hiệu quả để chinh phục kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Chúc các bạn học tốt và gặt hái được những thành tựu xứng đáng cho những ngày miệt mài đèn sách nhé.