Đầu tư là một quá trình tìm hiểu và đưa ra quyết định cho các lần giao dịch trên thị trường, Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng đây lại là những điều khó khăn đối với các nhà đầu tư. Bởi vì, họ phải đưa ra những quyết định dựa trên dự đoán, khả năng nhìn trước xu thế để đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không? Nếu đầu tư sẽ lãi hay lỗ, lợi nhuận bao nhiêu, lỗ bao nhiêu tiền khi đưa ra quyết định nào đó.
Phân tích kỹ thuật đòi hỏi các nhà đầu tư phải am hiểu và nắm rõ các công cụ định lượng được sử dụng trong các biểu đồ kỹ thuật. Vậy làm thế nào để các nhà giao dịch có thể nắm chắc được phương pháp phân tích kỹ thuật? Hãy cùng Beat Đầu Tư tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật (TA) là phân tích dựa vào những biến động và mô hình về giá cả, khối lượng giao dịch trên biểu đồ để từ đó dự đoán biến động giá trong tương lai.
Phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng rộng rãi cho chứng khoán, chỉ số, cổ phiếu, hàng hóa tương lai trong thị trường tài chính truyền thống. Bên cạnh đó, đây cũng là một thành phần quan trọng trong giao dịch tiền kỹ thuật số trong thị trường tiền mã hóa.
Đối với phân tích cơ bản (FA), sẽ xem xét nhiều yếu tố xung quanh giá của một tài sản. Trong khi đó, phân tích kỹ thuật (TA), chỉ tập trung xem xét diễn biến giá cả trong lịch sử. Chính vì vậy, phương pháp này được sử dụng để kiểm tra các biến động giá cả, khối lượng giao dịch. Các nhà đầu tư cũng sử dụng phân tích này để xác định các xu hướng và các cơ hội giao dịch thuận lợi.
Thời gian đầu, phân tích kỹ thuật được tiếp cận một cách thô sơ, dựa trên các bảng tính tự làm và các phép toán thủ công. Ngày nay, với sự tiến bộ của công nghệ và thuật toán hiện đại thì phân tích kỹ thuật (TA) đã trở nên phổ biến hơn. Nó cũng trở thành công cụ đắc lực dành cho các nhà đầu tư.
Các chỉ số TA thông thường
Trong quá trình sử dụng phân tích kỹ thuật, các nhà giao dịch thường sử dụng các chỉ số khác nhau để xác định các xu hướng của thị trường và dựa trên biểu đồ, diễn biến giá trong lịch sử. Những chỉ số ấy là gì, hãy cùng theo dõi nhé!
- Chỉ số trung bình động đơn giản (SMA) là một trong những chỉ số được sử dụng và biết đến một cách phổ biến nhất. SMA được tính dựa trên giá đóng cửa của một tài sản trong khoảng thời gian nhất định. Trong đó, trung bình cộng số mũ (EMA) là một phiên bản sửa đổi từ SMA, chỉ số coi trọng giá đóng cửa gần đây hơn mức giá cũ.
- Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) thuộc nhóm các chỉ số được gọi là bộ giao động. Các bộ giao động này áp dụng công thức toán học vào giữ liệu định giá, đưa ra kết quả nằm trong phạm vi được xác định trước với phạm vi khoảng từ 0 đến 100.
- Chỉ báo Bollinger Bands (BB) là bộ giao động bao gồm hai dải nằm ở hai bên của trung bình động. Chỉ báo BB được sử dụng để phát hiện các điều kiện mua và bán quá mức tiềm năng của thị trường, hơn nữa nó còn đo lường sự biến động của thị trường.
Ngoài những chỉ số trên, còn có một số các chỉ số dựa vào các chỉ số khác để tạo ra dữ liệu. Ví dụ, Stochastic RSI được tính bằng cách áp dụng công thức toán học cho vào số RSI thông thường. Một chỉ số khác là chỉ báo phân kỳ hội tụ trung bình động (MACD), được tạo bằng cách lấy hiệu của hai EMA để tạo đường chính (đường MACD). Sau đó, đường đầu tiên được dùng để tạo EMA khác, đường thứ hai được tạo ra (gọi là đường tín hiệu). Bên cạnh đó, biểu đồ MACD được tính toán dựa trên sự chênh lệch của hai đường này.
Phân tích kỹ thuật (TA) được sử dụng phổ biến trên hầu hết các thị trường giao dịch. Có thể nói, đây là công cụ quan trọng cho các nhà đầu tư, nhà giao dịch để đưa ra các dự đoán chính xác và thành công trong mỗi lần giao dịch. Bạn đã cùng Beat Đầu Tư tìm hiểu về phương pháp phân tích (TA) rồi đấy, hãy cùng chia sẻ những thông tin bổ ích đến với bạn bè của mình nhé!