Đối ngoại giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển ổn định của mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển. Chính sách đối ngoại đúng đắn vừa giúp mở rộng các mối quan hệ song phương và đa phương, tiếp cận những cái mới, tiến bộ, tạo cơ hội để phát triển. Nhận thức được điều đó, ngay từ thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã định hướng đường lối đối ngoại cụ thể cho Việt Nam. Bài viết này đề cập đến những thay đổi trong đường lối đối ngoại của Đảng từ 1986 đến nay.
Bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối đối ngoại của Đảng thời kỳ đổi mới
Những năm 1980 là bước nhảy vọt của cách mạng khoa học công nghệ, có sự tác động sâu rộng đến hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Tình hình chính trị cũng có sự thay đổi, cụ thể là sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1990 cùng với những khủng hoảng của các nước XHCN. Trong bối cảnh đó, hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ đều hướng tới sự hợp tác, hội nhập cùng phát triển, toàn cầu hóa; quan hệ đối ngoại được đặc biệt quan tâm. Cũng trong thời điểm đó, khu vực châu Á – Thái Bình Dương trở thành thị trường tiềm năng, các quốc gia cũng nới lỏng phòng bị, hướng tới hợp tác, phát triển chung.
Ngược lại, thời gian này Việt Nam đang nằm trong thế bị Mỹ cấm vận, nền kinh tế tự cung tự cấp khá lạc hậu. Điều này đặt ra cho Đảng, Nhà nước và toàn dân Việt Nam một nhiệm vụ cấp bách chính là phải mở rộng đường lối đối ngoại, thiết lập quan hệ với nhiều quốc gia, chớp thời cơ phát triển.
Cùng với chính sách đổi mới toàn diện, đối ngoại cũng được quan tâm; đường lối đối ngoại của Đảng từ 1986 đến nay gồm 03 giai đoạn:
Giai đoạn 1: từ năm 1986 đến năm 1996,
Giai đoạn 2: từ năm 1996 đến năm 2011,
Giai đoạn 3: từ năm 2011 đến nay.
Nội dung trọng tâm đường lối đối ngoại của Đảng từ năm 1896 đến nay
Sau thắng lợi của Cách mạng Việt Nam 1975, Mỹ chính thức đem quân rút khỏi châu Á. Các quốc gia trước mặt đã giành lại được quyền tự chủ, ASEAN ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á năm 1976. Cùng với đó, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập thế giới được đẩy mạng, mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển, mở rộng quan hệ với các quốc gia. Tuy nhiên, điều này cũng mang lại không ít thách thức đối với nước ta, khi mà nền kinh tế còn non trẻ, Mỹ vẫn giữ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, các thế lực thù địch vẫn lăm le chống phá.
Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước đề ra mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể cho đường lối đối ngoại của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Phải luôn giữ vững được sự phát triển và ổn định của nền kinh tế – xã hội trong nước; đầu tư, thúc đẩy nguồn lực trong nước đồng thời tận dụng ngoại lực để thúc đẩy quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; khẳng định vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, cũng cần đảm bảo cho hòa bình, tự do nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để đổi mới đất nước về mọi mặt. Mà quan trọng nhất là, cân bằng giữa hợp tác quốc tế và đấu tranh quốc tế; thúc đẩy đa phương hóa các quan hệ đối ngoại; phát triển mối quan hệ sâu rộng với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới,…
Ngoài ra, các chủ trương chính sách trong đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1986 đến nay gồm có:
Một là, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, thiết lập các mối quan hệ có chiều sâu, mang tính ổn định và bền vững;
Hai là, thực hiện đúng lộ trình, đường lối đối ngoại đã đề ra, nắm bắt thời cơ và tận dụng mọi nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển của đất nước;
Ba là, đề cao vai trò của cơ quan lập pháp, luôn cập nhật, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với bối cảnh quốc gia và đảm bảo không trái với các nguyên tắc, quy định chung của WTO;
Bốn là, nâng cao hiệu quả hoạt động và tính minh bạch của Bộ máy nhà nước thông qua các chính sách cải cách hành chính;
Năm là, kế thừa, giữ gìn các truyền thống văn hóa dân tộc, quảng bá ra thế giới, đồng thời học hỏi thêm các bản sắc văn hóa mới trên thế giới;
Sáu là, quốc phòng và an ninh quốc gia luôn phải được coi trọng, đầu tư để phát triển;
Bảy là, nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh giữa các sản phẩm, doanh nghiệp và các quốc gia trong xu hướng hội nhập toàn cầu;
Tám là, đổi mới đường lối đối ngoại của đất nước cho phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế qua từng thời kỳ.
Như vậy, đường lối đối ngoại của Đảng từ 1986 đến nay đã có nhiều sự thay đổi. Có thể thấy, đây là cách nhìn nhận linh hoạt, của Đảng, là tất yếu của xu hướng phát triển chung; mang lại những cơ hội và cả thách thức to lớn cho Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước.