Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu, thoại bất đầu cơ bán cú đa

Như chúng ta đã biết, hai câu “Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu, thoại bất đầu cơ bán cú đa” được xem là khá phổ biến trong giới văn chương. Hai câu này vốn được trích từ bài “Xuân nhật Tây hồ ký” của Âu Dương Tu. Tuy nhiên, có khá nhiều người chưa hiểu rõ về hai câu thơ này. Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về hai câu thơ này nhé.

Xuất xứ của hai câu “Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu thoại bất đầu cơ bán cú đa”

Hai câu thơ này là được trích tác phẩm “Xuân Nhật Tây Hồ Ký Tạ Pháp” của Âu Dương Tu. Đây là câu thơ sử dụng rất nhiều trong phim kiếm hiệp Trung Hoa và trên bàn nhậu. Với hai câu thơ “Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu, thoại bất đầu cơ bán cú đa” này các đấng nam nhi thường hay ngâm nga trong bàn tiệc mỗi khi gặp được bạn hiền. Từ đó ép quả ép lại, che sanh chén chú cho tới say.

Giới thiệu về tác giả Âu Dương Tu

Âu Dương Tu (1007-1072), tự là Vĩnh Thúc, của Túy Ông, là nhà thơ nổi tiếng thời Tống ở Trung Quốc. Ngoài ra, chúng ta còn biết Quê ông ở Lư Lăng (nay thuộc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc). Vào năm Thiên Thánh thứ 7 (1030), ông đỗ đầu khoa thi tiến sĩ. Ông từng giữ chức quan Hàn lâm học sĩ, Xu mật viện phó sứ, Tham tri chính sự,.. Đặc biệt, dưới thời vua Tống Thần Tông làm Binh bộ thượng thư. Ngoài ra, khi ông mất đặt tên thụy là Văn Trung.

tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu thoại bất đầu cơ bán cú đaBên cạnh đó, Âu Dương Tu là một nhà văn nổi tiếng, một nhà thơ lớn, một nhà sử học, chính trị gia. Đồng thời là một nhà lãm từ xuất sắc đời Tống. Ông là người khai sáng ra thể loại thi thoại, tức là bình luận và ghi chép lại các cuộc bàn luận của các thi nhân. Đặ cbiệt, cuốn “ Lục nhất thi thoại” là cuốn thi thoại đầu tiên của Trung Quốc. Oong còn viết những bài rất nổi tiếng như Túy Ông đình ký, Mai tháng Du thi tập, Thu thanh phú. Và “Xuân Nhật Tây Hồ ký tạ pháp” cũng là một tác phẩm nổi tiếng của ông. Do đó, Âu Dương Tu tự xưng mình là “Lục nhất cư sĩ”.

tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu thoại bất đầu cơ bán cú đaMột điểm nổi bật, trong lịch sử văn học, người ta ghép Âu Dương Tu và 5 người khác khác bao gồm Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên,… thời Đường thành một danh sách. Và danh sách này được gọi là “ Đường Tống bát đại gia” (8 tác giả văn xuôi lớn đời Đường – Tống).

Ý nghĩa của hai câu thơ “Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu. Thoại bất đầu cơ bán cú đa”

Thường cổ nhân nói “Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu. Thoại bất đầu cơ bán cú đa”. Nghĩa đen là rượu gặp bạn hiền ngàn chén ít, lời không hợp ý nửa câu nhiều. Nghĩa đen của nó là thế, nghĩa bóng của nó địa lý là tri kỷ thì sẽ hợp nhau, uống ngàn chén không say, nói chuyện thâu đêm không hết. Người ta thường dùng câu này khi muốn đề cập đến ý nghĩa là bạn bè tâm giao, tri kỷ cả đời, nguyện mãi không hề thay đổi. Cho dù đường đời chông gai hay sóng to gió lớn. Đồng thời cũng mong có ngày sẽ cùng ngồi trên bàn rượu, bàn trà để nói về nhân gian, nói về nhân tình thế thái.

tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu thoại bất đầu cơ bán cú đaNgoài ra, tri kỷ thực sự sẽ là người có thể cùng bạn đi đến cùng trời cuối đất nghênh đón gió sương. Đã là tri kỷ của nhau thì không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, chỉ cần một tấm chân tình để rung động đất trời.  Có thể thấy rằng, mối lương duyên của con người ta không phải chỉ trong một đời mà đã được tọa hóa an bài từ muôn nghìn ức kiếp trước. Vì thế, được gặp gỡ nhau và được làm điều gì đó cùng nhau vốn không phải là chuyện ngẫu nhiên vậy.

Kết luận

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ được phần nào về hai câu thơ “Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu thoại bất đầu cơ bán cú đa” phải không ạ? thực tế rằng nhân sinh vốn ngắn ngủi như ánh chớp giữa hư không. Mỗi người gặp trên đường đời chính là nhân duyên tiền định. Do đó, ở đời tìm được một tri kỷ có thể thấu hiểu mình chính là niềm vui lớn nhất. Giữa chốn hồng trần bon chen này, có được một tri ân cùng chia sớt ngọt ngào san sẻ niềm đau thực sự là quá khó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *