Trong những trang sử của nước ta triều Lý (1010-1225) được biết đến là một triều đại cường thịnh về quân sự, vững vàng về chính trị và hơn thế nữa là một nền văn học rực rỡ. Các tập thơ nổi bật và được ghi lại trong những tuyển tập thơ còn lưu giữ đến ngày nay như Thiền Uyển tập anh (1), tập sách do Thiền sư Kim Sơn thuộc Thiền phái Trúc lâm (2) viết vào năm 1337 của đời Trần nhưng chủ yếu ghi hành trạng của các tăng sĩ đời Lý thuộc 3 dòng Thiền như Vô Ngôn Thông, Tỳ Ni Đa Lưu chi và Huệ phái Thiền sư Thảo Đường. Ngoài các bài thơ văn nổi tiếng hay các bài thuyết giảng về phật giáo, các nhà sư còn dùng “kệ” – một thể thơ nhà Phật nhằm truyền đạt những đạo lý sống, ý nghĩa uyên bác của Phật pháp bằng những hình ảnh, những câu thơ ngắn gọn, dễ hiểu. Một trong số đó có thể kể đến đó là câu thơ “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận đình tiền tạc dạ nhất chi mai” trong bài thơ hán việt:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Ðình tiền tạc dạ nhất chi mai
Vậy những câu thơ trên có ý nghĩa gì và được dịch nghĩa ra sao. Chúng ta cùng tìm hiểu ngụ ý cũng như mặt giải nghĩa của nó ngay sau đây nhé.
Dịch nghĩa của câu thơ “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
Bài thơ trên đã được rất nhiều nhà thơ dịch lại với các ý nghĩa tương tự nhau, một bản dịch của Hoàng Xuân Hãn được dịch lại như sau:
“Xuân qua trăm hoa rụng
Xuân lại nở trăm hoa.
Trước mắt sự đời thoảng
Trên đầu hiện tuổi già.
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Ngoài sân đêm trước một cành mơ.”
Hay trong một bản dịch khác của cụ Ngô Tất Tố được dịch lại với những câu thơ dịch nghĩa như sau:
Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân tới, trăm hoa cười.
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi.
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một cành mai.
Vậy với hai bản dịch trên bản dịch nào sát nghĩa nhất với bài thơ hán việt gốc. Thực tế cho đến nay chúng ta vẫn không thể nói được bản dịch nào sát nghĩa nhất vì nó có ý nghĩa khá tương quan với nhau. Điểm khác biệt và gây tranh cãi lớn nhất ở 2 bản dịch đó chính là dịch nghĩa của câu thơ “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận đình tiền tạc dạ nhất chi mai”.
Ở bản dịch của Hoàng Xuân Hãn nhất chi mai được nhắc đến đó là một cành mơ, còn ở bản dịch của cụ Ngô Tất Tố đó lại là một cành mai. Thật ra trong bản dịch này cụ Ngô Tất Tố đã giữ nguyên chữ mai trong nguyên tác của bài thơ hán việt nhưng trong chữ Hán thì mai có nghĩa là cây mơ. Cây mơ ở nước ta có nhiều ở các tỉnh phía bắc với màu hoa trắng tinh nơi núi rừng, đại diện cho sự sống nơi cằn cỗi, hoang sơ.
Mặt khác vì điều kiện về thổ nhưỡng và khí hậu mà cây hoàng mai hay còn gọi là cây mai vàng ngày xưa chỉ có từ tỉnh Quảng Trị trở vào. Thế kỉ XI nước ta lại chỉ có vùng lãnh thổ đến chân đèo ngang nên có thể nói ở thời điểm đó nước ta chưa có hoàng mai mà chỉ có hoa mơ. Do đó “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận đình tiền tạc dạ nhất chi mai” được dịch ra thành “Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết; Đêm qua, sân trước một nhành mai.” là chính xác.
Ở một khía cạnh giải nghĩa khác kệ của Thiền Tông khác với thể loại thơ nghệ thuật. Thơ nghệ thuật có thể tưởng tượng và đưa vào ý thơ giàu chất thẩm mỹ, miêu tả hay nhân hóa làm nổi bật cảnh vật nhưng kệ của Thiền Tông thì lại không giống vậy. Mọi thứ ở trong kệ phải là thục tế nhãn tiền và có thật trong chính ngữ cảnh làm thơ. Do đó hoàng mai lúc này không hề có ở lãnh thổ nước ta vào thế kỉ XI nên không thể đưa cành mai vàng vào thơ được mà chỉ có thể nói đây là một cành mơ, một thực tế trực quan, sinh động tại thời điểm bây giờ. Cành hoa mơ ở đây cũng có thể được đưa vào với ngụ ý gợi cho người nghe nhớ về truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” của phật thích ca trên núi Linh Thứu.
Vì vậy có thể chốt lại “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận đình tiền tạc dạ nhất chi mai” có ý nghĩa là đừng nói xuân tàn hoa rụng hết mà một cành mơ vẫn còn ở ngoài sân vào đêm trước.
Trên đây là những ý kiến bàn luận và kết luận về ý nghĩa của câu thơ “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận đình tiền tạc dạ nhất chi mai” để mang đến một đáp án chính xác, giúp người đọc có thể nhận biết được ý nghĩa của câu thơ này cụ thể, sát nhất với hán ngữ. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có thêm một kiến thức mới và đưa ra được đáp án chính xác nhất khi đọc hiểu bài thơ này.