Việc nhận biết, hiểu các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41 có ý nghĩa rất quan trọng. Nó chính là cơ sở để các tài xế lái xe an toàn hơn và tránh bị xử phạt bởi các lỗi vi phạm cơ bản. Hãy cùng khám phá các loại vạch kẻ đường quy chuẩn 41 mới nhất năm 2021 dưới đây nhé!
Các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41 là như thế nào?
Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí, hướng đi cho người tham gia giao thông. Nó là một dạng báo hiệu giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường thuận tiện nhất.
Sau đây là 2 loại vạch kẻ đường khác nhau mà nhiều người có sự nhầm lẫn, gồm có:
- Vạch kẻ đường màu trắng: là vạch sử dụng để ngăn cách, phân biệt làn xe cùng 1 chiều.
- Vạch kẻ đường màu vàng: là vạch sử dụng để phân chia 2 chiều xe chạy.
Chúng ta cần phải chấp hành, tuân thủ đúng quy định về các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41. Hãy là những công dân có trách nhiệm nhằm nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe cộ.
Pháp luật quy định gì về chấp hành vạch kẻ đường?
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008, người tham gia giao thông phải như sau:
Đầu tiên, người tham gia giao thông phải tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của báo hiệu trên đường bộ.
Thứ 2, khi có người điều khiển giao thông thì phải chấp hành mọi hiệu lệnh của họ.
Thứ 3, khi có báo hiệu tạm thời của báo hiệu cố định thì phải chấp hành hiệu lệnh này.
Cuối cùng, nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người lái xe phải quan sát, giảm tốc độ. Sau đó, nhường đường cho người đi bộ, người khuyết tật qua đường trước.
Ngoài ra, nơi không có vạch kẻ đường thì tài xế cũng cần quan sát để đảm bảo an toàn.
Một số nhóm vạch dọc đường mà người điều khiển phương tiện cần lưu ý
Các vạch phân chia xe chạy ngược chiều trên đường bộ
Các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41 cho xe chạy ngược chiều gồm có các loại:
Vạch 1.1: Đây là dạng vạch đơn, đứt nét dùng để ngăn cách hai chiều xe chạy ngược chiều nhau.
Vạch 1.2: Xe không được lấn làn, không được đè lên vạch khi có dạng vạch đơn, nét liền xuất hiện.
Vạch 1.3: Có dạng vạch đôi, nét liền dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Tại đây, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch theo quy định.
Vạch 1.4: Với dạng vạch đôi gồm một vạch nét liền, một vạch nét đứt để phân chia hai chiều xe chạy. Vạch đứt nét xe được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết. Còn vạch liền nét thì không được lấn làn hoặc đè lên vạch.
Vạch 1.5: Là vạch xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi theo hướng xe chạy.
Về kích thước vạch thì có chiều dài khoảng 15m nhé mọi người. Trong đó, chiều dài nét liền là 1 – 3m sẽ đứt khúc một lần, khoảng đứt khúc dài 2 – 6m.
Nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng 1 chiều trên đường
Đối với các xe chạy 1 chiều cũng có các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41. Nó có chiều rộng 15cm, nét liền có chiều dài từ 1 – 3m, đứt khúc thì từ 3 – 6m, cụ thể:
Vạch 2.1: Dạng vạch đơn, đứt nét quy định xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua nó.
Vạch 2.2: Dạng giống vạch 2.1nhưng không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác. Đặc biệt, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch này.
Vạch 2.3: Là vạch giới hạn làn đường riêng hoặc đường ưu tiên trên đường có liền nét,đứt nét:
- Vạch liền nét làn đường dành riêng cho một loại xe nhất định. Trừ những trường hợp khẩn cấp theo Luật Giao thông thì các xe khác không được đi vào.
- Vạch đứt nét là làn đường ưu tiên cho một loại xe cơ giới nhất định. Ở đây các xe khác có thể sử dụng nhưng phải nhường cho xe được ưu tiên trước.
Nhóm vạch kênh hóa dòng xe người điều khiển nên lưu tâm
Trong các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41 thì vạch 4.4 có kiểu mắt võng. Vạch này được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng xe tránh ùn tắc giao thông.
Nhóm vạch cấm dừng xe trên đường không nên bỏ qua
Nếu bạn không lưu ý vạch này nếu không muốn vi phạm luật giao thông. Vạch 6.1 chính là vạch cấm đỗ xe trên mọi cung đường. Nó có công dụng báo hiệu không được phép đỗ xe bên đường.
Nhóm vạch ngang đường theo quy chuẩn 41
Vạch 7.1: Dùng để xác định vị trí dừng xe trong khi chờ tín hiệu cho phép đi tiếp từ tín hiệu đèn đỏ. Nó có vị trí trên nhánh dẫn tới nút giao với đường sắt, trên làn chờ rẽ trái.
Vạch 7.2: Là vạch nhường đường mà tài xế không nên bỏ qua. Vạch báo hiệu cho xe phải đi chậm hoặc nhường đường cho các phương tiện di chuyển trước.
Vạch 7.3: Vạch đi bộ qua đường nhằm xác định phạm vi phần đường dành cho người đi bộ.
Vạch 7.7: Vạch báo gần chỗ giao nhau với đường sắt nhằm nhắc người điều khiển phương tiện thận trọng. Vạch này chỉ có mặt ở chỗ không có người gác chắn đường sắt.
Vạch giảm tốc độ là vạch được cấu tạo để góp phần làm giảm tốc độ xe chạy. Khi thấy vạch, người điều khiển phương tiện biết đoạn đường cần phải giảm tốc độ nhé.
Vạch giảm tốc độ có màu sắc nhận biết là màu vàng. Nó có thể bố trí nhiều vạch đơn ở phía trước và trong đoạn đường cần giảm tốc độ.
Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin về các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41. Mong rằng qua đây, các bạn sẽ hiểu và nắm rõ luật giao thông đường bộ Việt Nam. Hãy là người điều khiển phương tiện thông thái để không vi phạm luật giao thông nhé!